Du lịch Đà Nẵng "phớt lờ" hàng lưu niệm cho du khách?
Sự phớt lờ đó đã thể hiện ở việc không có bất cứ một lãnh đạo nào của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng có mặt tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định 55 của UBND TP Đà Nẵng về hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch tổ chức sáng 24/5.
Sau gần 10 năm mới có 8 "tiền đạo" đầu tiên
Tại hội nghị này, Sở Công thương Đà Nẵng đã chính thức công bố và trao giấy chứng nhận cho 8 doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm theo Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn nhằm góp phần đẩy mạnh việc xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước.
Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, ông Phan Văn Kha, trao giấy chứng nhận của UBND TP Đà Nẵng cho 8 doanh nghiệp đầu tiên tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất hàng lưu niệm du lịch (Ảnh: HC)
Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng Nguyễn Thị Thuý Mai cho hay, qua 6 tháng triển khai Quyết định 55 đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ sở sản xuất trong và ngoài TP. 8 DN đầu được UBND TP Đà Nẵng chính thức phê duyệt tham gia gồm Công ty Quà tặng Đại Dương, Công ty Thủ công mỹ nghệ truyền thống Phố Hội, Công ty Trúc Xanh, Công ty mỹ nghệ Quang Huy, HTX mây tre An Khê, cơ sở Mộc Thanh Phi, cơ sở tranh cát Phan Thị Mỹ Hạnh và cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Thanh Thiện.
Các đơn vị này sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch từ vỏ ốc, đá thạch anh, gạo, gỗ tận dụng, gỗ quế Trà My, mây tre, cát, đá thiên nhiên xuất xứ tại Việt Nam... với năng lực dự kiến từ 750 sản phẩm/năm (tranh cát) cho đến 1.200 sản phẩm/ngày (hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ tận dụng). Phần lớn các sản phẩm này đều mang thương hiệu và những hình ảnh đặc trưng của Đà Nẵng như logo TP, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, Ngũ Hành Sơn...
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đánh giá đây là 8 "tiền đạo" trong một trận cầu vốn đã được TP Đà Nẵng khởi động từ năm 2004 theo Quyết định 109/QĐ-UB của UBND TP Đà Nẵng về việc "tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà TP có thế mạnh".
Ngày 16/12/2009, UBND TP ra Quyết định 9363/QĐ-UBND ban hành "Chương trình phát triển các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP". Đến ngày 5/3/2012, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục ra Quyết định 1629/QĐ-UBND "quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP".
Nhiều công ty du lịch, khách sạn đã cử đại diện đến hội nghị để tìm hiểu về các sản phẩm lưu niệm du lịch của Đà Nẵng, nhưng lãnh đạo Sở VH-TT-DL lại hoàn toàn vắng mặt! (Ảnh; HC)
Tuy nhiên, các quyết định này hầu như chưa tạo được sự quan tâm của các DN, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm du lịch. Phải đến khi UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 55/QĐ-UBND thay thế Quyết định 1629/QĐ-UBND thì mới thu hút được sự quan tâm của các DN hoạt động trong lĩnh vực này.
Như vậy là phải mất đến gần 10 năm, Đà Nẵng mới có 8 DN đầu tiên chính thức được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng phê phán lãnh đạo ngành du lịch
Theo ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ngành du lịch có vai trò rất quan trọng trong chương trình này, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tổ chức tiêu thụ hàng lưu niệm do các DN làm ra và cung ứng những mặt hàng đó cho du khách đến Đà Nẵng vốn đang rất than phiền về việc thiếu vắng các sản phẩm để mua về lưu niệm, làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Trong bối cảnh lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng tăng, dự kiến năm 2013 đạt khoảng 3 triệu lượt thì nhu cầu này sẽ ngày càng cao hơn nữa.
"Hội nghị này để lắng nghe ý kiến các đơn vị sản xuất, các nhà nghiên cứu, thiết kế, quản lý... Từ đó tìm ra tiếng nói chung trong hướng đi, cách giải quyết nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm đặc trưng mà chỉ Đà Nẵng mới có. Sở Công thương chủ trì chương trình này là trách nhiệm do TP giao. Còn ngành VH-TT-DL sẽ tiêu thụ sản phẩm của chương trình này nhiều nhất, phục vụ khách hàng nhiều nhất. Vậy mà không có lãnh đạo Sở VH-TT-DL, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Khách sạn tham dự hội nghị này. Đây là vấn đề về nhận thức, ý thức đối với một việc rất quan trọng!" - ông Phùng Tấn Viết phê phán.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê phán sự vắng mặt của lãnh đạo Sở VH-TT-DL tại hội nghị sơ kết việc thực hiện Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Bà Nguyễn Thị Thuý Mai cho hay, các cơ sở được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia chương trình đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử các mẫu sản phẩm mới hoặc hoàn thiện các sản phẩm truyền thống của cơ sở theo hướng phù hợp các tiêu chí của chương trình, với mong muốn sớm giới thiệu và đưa sản phẩm ra thị trường. Qua đó nhận được những hỗ trợ thiết thực từ TP để tiếp tục phát triển sản xuất và đi lên.
"Tuy chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng dưới góc độ của người quản lý, chúng tôi đánh giá cao sự hưởng ứng tham gia tích cực của các DN đã cố gắng, nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhằm tạo ra các mẫu sản phẩm phù hợp với tiêu chí của chương trình.
Chúng tôi mong muốn các DN tiếp tục nghiên cứu tạo thêm nhiều sản phẩm có giá trị hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, nhất là khách du lịch khi đến Đà Nẵng" - ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng nhấn mạnh.
Ông cũng cho hay, hiện Sở Công thương Đà Nẵng đang tiếp tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch của các tổ chức, cá nhân có mong muốn; tổ chức các đợt thẩm định trình UBND TP Đà Nẵng xem xét phê duyệt. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị đã được xét duyệt đăng ký và triển khai thực hiện các nội dung, thủ tục đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng; tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp nội dung, kinh phí đề nghị hỗ trợ trình UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định.
Tại cuộc họp, ông Phùng Tấn Viết cho biết, bên cạnh việc dành (miễn phí) toàn bộ tầng 3 của Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Đà Nẵng để mở một trung tâm chuyên giới thiệu, mua bán hàng lưu niệm du lịch, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ mở thêm một điểm (cũng miễn phí) ngay tại chợ Hàn (nơi thường xuyên đón nhiều khách du lịch) để các DN sản xuất hàng lưu niệm hợp tác mở kiốt giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và ký kết các hợp đồng với khách hàng.
HẢI CHÂU
Sau gần 10 năm mới có 8 "tiền đạo" đầu tiên
Tại hội nghị này, Sở Công thương Đà Nẵng đã chính thức công bố và trao giấy chứng nhận cho 8 doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm theo Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn nhằm góp phần đẩy mạnh việc xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước.
Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, ông Phan Văn Kha, trao giấy chứng nhận của UBND TP Đà Nẵng cho 8 doanh nghiệp đầu tiên tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất hàng lưu niệm du lịch (Ảnh: HC)
Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng Nguyễn Thị Thuý Mai cho hay, qua 6 tháng triển khai Quyết định 55 đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ sở sản xuất trong và ngoài TP. 8 DN đầu được UBND TP Đà Nẵng chính thức phê duyệt tham gia gồm Công ty Quà tặng Đại Dương, Công ty Thủ công mỹ nghệ truyền thống Phố Hội, Công ty Trúc Xanh, Công ty mỹ nghệ Quang Huy, HTX mây tre An Khê, cơ sở Mộc Thanh Phi, cơ sở tranh cát Phan Thị Mỹ Hạnh và cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Thanh Thiện.
Các đơn vị này sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch từ vỏ ốc, đá thạch anh, gạo, gỗ tận dụng, gỗ quế Trà My, mây tre, cát, đá thiên nhiên xuất xứ tại Việt Nam... với năng lực dự kiến từ 750 sản phẩm/năm (tranh cát) cho đến 1.200 sản phẩm/ngày (hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ tận dụng). Phần lớn các sản phẩm này đều mang thương hiệu và những hình ảnh đặc trưng của Đà Nẵng như logo TP, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, Ngũ Hành Sơn...
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đánh giá đây là 8 "tiền đạo" trong một trận cầu vốn đã được TP Đà Nẵng khởi động từ năm 2004 theo Quyết định 109/QĐ-UB của UBND TP Đà Nẵng về việc "tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà TP có thế mạnh".
Ngày 16/12/2009, UBND TP ra Quyết định 9363/QĐ-UBND ban hành "Chương trình phát triển các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP". Đến ngày 5/3/2012, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục ra Quyết định 1629/QĐ-UBND "quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP".
Nhiều công ty du lịch, khách sạn đã cử đại diện đến hội nghị để tìm hiểu về các sản phẩm lưu niệm du lịch của Đà Nẵng, nhưng lãnh đạo Sở VH-TT-DL lại hoàn toàn vắng mặt! (Ảnh; HC)
Tuy nhiên, các quyết định này hầu như chưa tạo được sự quan tâm của các DN, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm du lịch. Phải đến khi UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 55/QĐ-UBND thay thế Quyết định 1629/QĐ-UBND thì mới thu hút được sự quan tâm của các DN hoạt động trong lĩnh vực này.
Như vậy là phải mất đến gần 10 năm, Đà Nẵng mới có 8 DN đầu tiên chính thức được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng phê phán lãnh đạo ngành du lịch
Theo ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ngành du lịch có vai trò rất quan trọng trong chương trình này, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tổ chức tiêu thụ hàng lưu niệm do các DN làm ra và cung ứng những mặt hàng đó cho du khách đến Đà Nẵng vốn đang rất than phiền về việc thiếu vắng các sản phẩm để mua về lưu niệm, làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Trong bối cảnh lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng tăng, dự kiến năm 2013 đạt khoảng 3 triệu lượt thì nhu cầu này sẽ ngày càng cao hơn nữa.
"Hội nghị này để lắng nghe ý kiến các đơn vị sản xuất, các nhà nghiên cứu, thiết kế, quản lý... Từ đó tìm ra tiếng nói chung trong hướng đi, cách giải quyết nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm đặc trưng mà chỉ Đà Nẵng mới có. Sở Công thương chủ trì chương trình này là trách nhiệm do TP giao. Còn ngành VH-TT-DL sẽ tiêu thụ sản phẩm của chương trình này nhiều nhất, phục vụ khách hàng nhiều nhất. Vậy mà không có lãnh đạo Sở VH-TT-DL, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Khách sạn tham dự hội nghị này. Đây là vấn đề về nhận thức, ý thức đối với một việc rất quan trọng!" - ông Phùng Tấn Viết phê phán.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê phán sự vắng mặt của lãnh đạo Sở VH-TT-DL tại hội nghị sơ kết việc thực hiện Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Bà Nguyễn Thị Thuý Mai cho hay, các cơ sở được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia chương trình đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử các mẫu sản phẩm mới hoặc hoàn thiện các sản phẩm truyền thống của cơ sở theo hướng phù hợp các tiêu chí của chương trình, với mong muốn sớm giới thiệu và đưa sản phẩm ra thị trường. Qua đó nhận được những hỗ trợ thiết thực từ TP để tiếp tục phát triển sản xuất và đi lên.
"Tuy chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng dưới góc độ của người quản lý, chúng tôi đánh giá cao sự hưởng ứng tham gia tích cực của các DN đã cố gắng, nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhằm tạo ra các mẫu sản phẩm phù hợp với tiêu chí của chương trình.
Chúng tôi mong muốn các DN tiếp tục nghiên cứu tạo thêm nhiều sản phẩm có giá trị hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, nhất là khách du lịch khi đến Đà Nẵng" - ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng nhấn mạnh.
Ông cũng cho hay, hiện Sở Công thương Đà Nẵng đang tiếp tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch của các tổ chức, cá nhân có mong muốn; tổ chức các đợt thẩm định trình UBND TP Đà Nẵng xem xét phê duyệt. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị đã được xét duyệt đăng ký và triển khai thực hiện các nội dung, thủ tục đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng; tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp nội dung, kinh phí đề nghị hỗ trợ trình UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định.
Tại cuộc họp, ông Phùng Tấn Viết cho biết, bên cạnh việc dành (miễn phí) toàn bộ tầng 3 của Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Đà Nẵng để mở một trung tâm chuyên giới thiệu, mua bán hàng lưu niệm du lịch, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ mở thêm một điểm (cũng miễn phí) ngay tại chợ Hàn (nơi thường xuyên đón nhiều khách du lịch) để các DN sản xuất hàng lưu niệm hợp tác mở kiốt giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và ký kết các hợp đồng với khách hàng.
HẢI CHÂU